Thưa các bạn ! Nuôi dê không đòi hỏi chi phí đầu tư cao lại tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và công lao động nhàn rỗi. Không những thế việc tiêu thu dê cũng khá thuận lợi đã giúp cho những người người nông dân nuôi dê ở huyện Tam Bình có nguồn thu nhập ổn định.
Theo anh Trần Hồng Vân - ấp Tân Thành, xã Tân Lộc cho biết: việc nuôi dê không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chuồng nuôi dê được làm đơn giản, với diện tích khoảng 20-40m2/chuồng; vật dụng chủ yếu là gỗ tạp, mái lợp lá hoặc tol. Điều đặc biệt là chuồng dê làm phải cao ráo, cách 1 mét so với mặt đất và làm theo kiểu chuồng sàn. Các thanh gỗ lát sàn có khe hở để bảo đảm phân và nước thải lọt xuống. Nguồn thức ăn chủ yếu của dê là các loại cỏ, rau, lá cây hiện có xung quanh nhà nên không phải đầu tư thức ăn. Đến nay, chuồng nuôi của anh Trần Hồng Vân - ấp Tân Thành, xã Tân Lộc có gần 30 con dê, có khoảng 10 cái đang vào mùa sinh sản. Khi dê đạt trọng lượng 20 - 30kg thì có thể xuất bán; Giá dê thịt bán ra dao động từ 80 - 120 ngàn đồng/kg. Anh Trần Hồng Vân cho biết : Trước kia tui cũng nuôi bò, rồi cắt cỏ mà cỏ trồng không hà thấy cực quá, thấy người ta nuôi dê cũng hiệu quả nên chuyển sang nuôi dê. Thấy dê kinh tế cao, dễ nuôi, ít bệnh nữa. Cũng dễ nuôi lắm, nó lên giống thì cho dê đực qua bỏ là đậu à, từ ngày bỏ nọc đế đẻ chỉ 5 tháng. Tui nuôi đến nay cũng đã 8 năm rồi, thương láy lại cũng không có chê gì hết, ít ký thì ít tiền, nhiều ký nhiều tiền, quan trọng là mình chăm sóc cho nó đẹp, dê bóng mập là được, đừng để dê ốm quá.

Còn theo Lương Văn Tám - Ấp Đại Nghĩa, xã Loan Mỹ thì việc nuôi dê không quá vất vả do sức đề kháng của dê rất cao, ít bệnh, chỉ cần chuồng trại bảo đảm vệ sinh, cho ăn uống đầy đủ là dê phát triển tốt. Bên cạnh nuôi dê, Anh Tám còn bán dê của người dân xung quanh để tạo điều kiện cho người dân có thêm điều kiện phát trein63 kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững. Sau hơn 20 năm nuôi dê, ban đầu anh Tám nuôi số lượng ít thấy hiệu quả kinh tế cao nên ông đã đầu tư thêm chuồng trại nuôi, luôn luôn để số lượng dê không ít hơn 6 con. Anh Lương Văn Tám- Ấp Đại Nghĩa, xã Loan Mỹ vui vẻ nói : Trước cũng nuôi ít con à, 4-5 con nái, tới lứa bán thịt bán thấy nó cũng có thu nhập, cũng có nuôi bò cắt cỏ nặng. Sao đó không nuôi nữa, bắt dê nuôi thêm. Nó đẻ ra mình nuôi khoảng 8-9 tháng bán 1 con cũng khoảng 3 triệu ngoài. Hướng tới mình sẽ nuôi thêm nữa vì sao này mình nuôi mớ nái, dê nhỏ thì mình vỗ thêm.
Từ hiệu quả của mô hình nuôi dê đã đã thu hút các hộ chăn nuôi dê trong huyện Tam Bình phát triển rộng rãi, phù hợp với những nông hộ ít đất sản xuất, mang lại kinh tế ổn định cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Theo Hội Nông dân huyện Tam Bình, toàn huyện Tam Bình có 271 hộ nuôi khoảng 6743 con dê tập trung nhiều ở các xã Binh Ninh và Loan Mỹ. Ông Nguyễn Văn Thả - Chủ tịch Hội nông dân huyện Tam Bình cho biết : “Tình hình phát triển dê ở Tam Bình rất thuận lợi lý do là vốn đầu tư tương đối phù hợp với túi tiền của nông dân, đầu ra cũng dễ. Hiện nay nuôi dê chúng tôi phát triển rộng ra trong toàn huyện. Đối với dê do nhỏ gọn, chăm sóc không cần kỹ thuật cao, hiệu quả không cao lắm nhưng được người dân chấp nhận do trọng lượng nhỏ tiêu thụ dễ dàng nên bà con chấp nhận chăn nuôi dê hơn các gia súc khác. Chúng tôi sẽ nhận rộng ra các xã khác, chỗ Loan Mỹ cũng nhiều, Mỹ Thạnh Trung, Hòa Thạnh,...”.
Mô hình nuôi dê đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được thời gian nhàn rỗi và diện tích đất trống để tăng thêm thu nhập gia đình; mô hình này cũng phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị trên cùng diện tích ở địa bàn huyện Tam Bình./.
Minh Trường